Scholar Hub/Chủ đề/#điều tra viên/
Điều tra viên là một người được thuê hoặc được bổ nhiệm để tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập thông tin và tìm hiểu về một vụ án, một sự việc hay một vấ...
Điều tra viên là một người được thuê hoặc được bổ nhiệm để tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập thông tin và tìm hiểu về một vụ án, một sự việc hay một vấn đề cụ thể. Công việc của điều tra viên thường bao gồm điều tra tội phạm, thu thập chứng cứ, ngụy tạo danh tính, xác minh thông tin và làm việc với các bên liên quan như nhân chứng, nhà chức trách hoặc khách hàng. Điều tra viên có thể làm việc cho cơ quan thực thi pháp luật, công ty tư vấn an ninh hay hoạt động độc lập.
Điều tra viên là những chuyên gia được đào tạo để thu thập thông tin, điều tra sự việc và tìm hiểu về một vụ án, một tình huống hoặc một vấn đề cụ thể. Công việc của họ bao gồm:
1. Thu thập thông tin: Điều tra viên thường phải thu thập dữ liệu và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như cơ sở dữ liệu công cộng, hồ sơ, tài liệu và hoặc tìm kiếm thông qua các cuộc phỏng vấn với nhân chứng hoặc những người có liên quan.
2. Điều tra tội phạm: Một phần lớn công việc của điều tra viên liên quan đến việc điều tra các hoạt động tội phạm, bao gồm tội phạm về ma túy, tội phạm kinh tế, tội phạm chống lại nhà nước và tội phạm bất đồng chính kiến. Họ xác định các tình tiết, thu thập chứng cứ, giám sát và theo dõi các đối tượng nghi phạm và thậm chí có thể tiến hành các cuộc kiểm tra và bắt giữ theo quy định pháp luật.
3. Xác minh thông tin: Điều tra viên phải xác minh tính xác thực của thông tin, chứng cứ hoặc các sự kiện được cung cấp. Họ phải làm việc với các bên liên quan, sử dụng các phương pháp và công nghệ để kiểm tra sự chính xác của thông tin và đảm bảo tính tin cậy của chứng cứ.
4. Ngụy tạo danh tính: Đôi khi, để tiến hành điều tra một cách hiệu quả, điều tra viên có thể cần ngụy tạo danh tính để tìm hiểu thông tin từ các nguồn nội bộ hoặc tiếp cận mục tiêu một cách không nghi ngờ.
5. Làm việc với các bên liên quan: Điều tra viên có thể phải làm việc với nhiều bên liên quan khác nhau như nhân chứng, bị can, nhà chức trách, luật sư và các bên có quyền quyết định trong quá trình điều tra.
6. Lập báo cáo: Sau khi hoàn thành điều tra, điều tra viên thường phải viết báo cáo chi tiết với các phân tích và đánh giá về kết quả điều tra. Báo cáo này có thể được sử dụng trong quá trình pháp y hoặc bởi các bên liên quan trong việc đưa ra quyết định hoặc hành động tiếp theo.
Điều tra viên có thể làm việc cho cơ quan thực thi pháp luật như cảnh sát, FBI hoặc Cục Điều tra Liên bang, công ty tư vấn an ninh, công ty đảm bảo an ninh, hoặc có thể hoạt động độc lập như một nhà điều tra tư.
Thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng năm 2020Stress là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến. Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng năm 2020 với mục tiêu mô tả thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng. Nghiên cứu áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 sinh viên sử dụng thang Depression Anxiety Stress Scale – 21 (DASS - 21) và thang Stressors in Nursing Students (SINS). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 47,3% sinh viên mắc stress, trong đó các mức độ stress nhẹ, vừa, nặng, rất nặng lần lượt là 15,3%, 19%, 8,7% và 4,3%. Sinh viên điều dưỡng năm thứ hai có tỉ lệ mắc stress cao nhất (51%), sau đó là sinh viên năm thứ ba (47%) và thấp nhất là sinh viên năm thứ nhất (44%). Sinh viên cảm nhận stress nhiều nhất là do vấn đề tài chính, tiếp theo là vấn đề học tập, môi trường thực tập lâm sàng và vấn đề cá nhân. Nhà trường, gia đình và xã hội nên có các biện pháp giúp giảm tình trạng stress ở sinh viên điều dưỡng.
#DASS - 21 #SINS #stress #sinh viên điều dưỡng
THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS Ở SINH VIÊN CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG CHÍNH QUY TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2021Mục tiêu:
- So sánh tỷ lệ hiện mắc trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy các khóa học của trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai năm 2021.
- Phân tích một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai năm 2021.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 488 sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy, trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai, phỏng vấn bằng thang đo DASS- 21.
Kết quả và kết luận: Tỷ lệ sinh viên mắc trầm cảm, lo âu, stress lần lượt là 8,2%; 10,1%; 4,5%. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress cao nhất ở năm thứ nhất. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở mức độ nhẹ là cao nhất.
Các yếu tố có khả năng là nguy cơ của trầm cảm, lo âu và stress bao gồm: Sinh viên năm đầu; kinh tế gia đình khó khăn; học lực trung bình hoặc yếu; không hài lòng về ngành học; có uống rượu bia,hút thuốc lá/thuốc lào; kết thúc một mối quan hệ gần gũi (tình bạn); có bất đồng với cha mẹ.
#Trầm cảm #lo âu #stress #sinh viên #điều dưỡng.
Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tuệ TĩnhMục tiêu: mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 02/2022 đến tháng 12/2022 tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Đối tượng nghiên cứu là 200 người bệnh > 18 tuổi, được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 đang điều trị ngoại trú, có khả năng giao tiếp đủ để trả lời phỏng vấn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Sử dụng phương pháp tự điền để thu thập thông nghiên cứu.
Kết quả: Cụ thể, tỷ lệ NB thực hành tuân thủ cả 04 chế độ chỉ chiếm tỷ lệ 29,5%. Trong đó tỷ lệ NB tuân thủ chế độ dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất 64%; có 62,5% NB tuân thủ hoạt động thể lực. Tỷ lệ NB tuân thủ xét nghiệm đường huyết và tái khám định kì chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 22,5%.
Kết luận: tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị còn thấp, do vậy cần nghiên cứu các giải pháp để giúp người bệnh tuân thủ điều trị tốt hơn.
#Tuân thủ điều trị #đái tháo đường #điều trị ngoại trú
Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, Hà Nội năm 2020Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 440 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh năm 2020. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người bệnh có tình trạng thừa cân là 15,7%, béo phì là 0,9% theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo phân loại của văn phòng tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO) tỷ lệ người bệnh có tình trạng thừa cân, béo phì lần lượt là 28,4% và 16,6%. Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 22,7 ± 2,6. Tỷ lệ vòng eo/vòng mông cao là 87,7%. Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type 2 kiểm soát đạt các chỉ số về glucose máu lúc đói, HbA1c, LDL - C, HDL - C, triglyerid, cholesterol máu lần lượt là 55,7%; 62,5%; 59,1%; 69,1%; 41,1% và 65,2%.
#Tình trạng dinh dưỡng #đái tháo đường type 2 #điều trị ngoại trú.
THỰC TRẠNG LOÉT ÁP LỰC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠNghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện tại Khoa hồi sức tích cực và chống độc BV Đa Khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 10/2020 đến tháng 03/2021 trên 185 người bệnh hôn mê. Mục tiêu là (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình trạng loét của người bệnh hôn mê tại Khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ (2) Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy người bệnh hôn mê có số ngày nằm viện trung bình là: 8,48±1,61, tỷ lệ người bệnh có loét chiếm 26,5%, không loét 73,5%, có một vết loét chiếm 32,4%, có 2 vết loét chỉ có 4,3%, loét độ I chiếm 56,6% và loét độ II là 43,4%. Về hoạt động chăm sóc vết loét trong 7 ngày: ≤ 1lần/ngày chiếm tỷ lệ cao từ 84,3% đến 89.2%. Về thay đổi tư thế và xoa bóp vùng tỳ đè ≥ 3lần/ngày chiếm tỷ lệ cao từ 87,3% đến 96.2%. Kết quả cho thấy, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm người bệnh có BMI bình thường và BMI béo phì với kết quả chăm sóc (p< 0,05), giữa người bệnh có bệnh bị đái tháo đường và người bệnh không bị bệnh đái tháo đường với kết quả chăm sóc (p< 0,05), giữa người bệnh có thời gian nằm viện > 7 ngày và ≤ 7 ngày với kết quả chăm sóc (p < 0,05), giữa người bệnh có sử dụng nệm hơi và không sử dụng nệm hơi với kết quả chăm sóc, (p<0,05). Tuy nhiên, chưa tìm thấy sự khác biệt giữa nam và nữ với với kết quả chăm sóc p >0,05.
#bệnh nhân hôn mê #loét tỳ #vết loét #độ loét #chăm sóc #điều dưỡng
Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng lâm sàng khối nội tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2022Mục tiêu: Mô tả thực trạng công tác đào tạo liên tục của Điều dưỡng lâm sàng khối Nội tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019 - 2020 và xác định nhu cầu đào tạo liên tục giai đoạn 2021 - 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp mô tả cắt ngang được tiến hành trên 48 Điều dưỡng tại 05 khoa lâm sàng khối Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang từ tháng 9/2020 đến tháng 11/2020.
Kết quả: Công tác đào tạo liên tục giai đoạn 2019 - 2020 về thực hiện chăm sóc người bệnh và thực hiện các kỹ thuật Điều dưỡng chung đều được Điều dưỡng của 05 khoa lâm sàng khối Nội quan tâm và tham gia học tập với tỷ lệ cao, dao động từ 80% - 100%. Trong 02 năm tới (2021 - 2022), trên 80% Điều dưỡng có nhu cầu đào tạo liên tục: Tư vấn, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe (91,7%). Quy trình Cấp cứu sốc phản vệ (81,3%). cấp cứu ngừng tuần hoàn (81,3%). Cấp cứu ngừng hô hấp (81,3%). Phụ giúp Bác sỹ chọc dịch màng tim (90%). Phụ giúp Bác sỹ Cắt polip (90,0%). Phụ giúp Bác sỹ nội soi dạ dày (80,0%). Phụ giúp Bác sỹ Nội soi đại tràng (80,0%). Phụ giúp Bác sỹ chọc hút dịch màng phổi (80,0%). Về cách thức tổ chức đào tạo: 70,8% đối tượng mong muốn thời gian mỗi khoa học dưới 05 ngày; 87,5% mong muốn được đào tạo ngay tại đơn vị và hầu hết Điều dưỡng mong muốn phương pháp đào tạo kết hợp lý thuyết và thực hành. Với đội ngũ giảng viên là cán bộ các bệnh viện tuyến Trung ương (72,9%).
Kết luận: Các Điều dưỡng của 05 khoa lâm sàng khối Nội mong muốn được đào tạo liên tục về tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; Quy trình cấp cứu sốc phản vệ, cấp cứu ngừng tuần hoàn, cấp cứu ngừng hô hấp và một số kỹ thuật phụ giúp Bác sỹ. Điều dưỡng mong muốn được đào tạo tại chỗ, với thời gian đào tạo ngắn hạn, phương pháp đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đội ngũ giảng viên là cán bộ y tế bệnh viện tuyến Trung ương.
#Đào tạo liên tục #nhu cầu đào tạo liên tục #Điều dưỡng lâm sàng khối Nội
Thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên Tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019Mục tiêu: Mô tả tình trạng stress của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, đối tượng nghiên cứu là 145 điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Thái Bình. Đối tượng tự điền thông tin về tình trạng stress theo thang đo Expanded Nursing Stress Scale. Mức độ stress được phân thành 03 nhóm: thấp, trung bình, cao.
Kết quả: Các điều dưỡng viên trong nghiên cứu có mức độ stress thấp. Thấp nhất là khi có các vấn đề liên quan đến cấp trên(±SD= 1.52 ± 0.16)(thiếu hỗ trợ của cấp lãnh đạo khác, có mâu thuẫn với ĐD trưởng của bạn), các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp điều dưỡng (±SD = 1.54 ± 0.12) (Khó làm việc với người ĐD khác giới, Thiếu cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và cảm giác với đồng nghiệp trong khoa), cao nhất khi có vấn đề về người bệnh và gia đình người bệnh (±SD = 2,11 ± 0.26)(người bệnh/ gia đình người bệnh có những đòi hỏi không hợp lý, phải làm việc với người nhà người bệnh có lời lẽ lăng mạ/sỉ nhục).
Kết luận: Kết quả chỉ ra các điều dưỡng viên trong nhóm nghiên cứu có mức độ stress thấp. Yếu tố gây stress nhiều nhất cho các điều dưỡng viên: Người bệnh/người nhà người bệnh có những đòi hỏi không hợp lý; phải làm việc với người bệnh/người nhà người bệnh có lời lẽ lăng mạ/sỉ nhục. Yếu tố gây stress ít nhất cho các điều dưỡng viên: Khó làm việc với người ĐD khác giới; Thiếu hỗ trợ của ĐD trưởng.
#Stress #Điều dưỡng #Nhi khoa
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng chính quy tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2020Mục tiêu: Mô tả thực trạng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng chính quy tại trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là 199 nữ sinh viên điều dưỡng chính quy năm thứ nhất và năm thứ hai đang học tại trường Đại học Y Dược Thái Bình; thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tổng điểm căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất và năm thứ 2 trường Đại học Y Dược Thái Bình là 24,1 ± 5,8. Tỷ lệ sinh viên có căng thẳng cảm xúc mức độ cao là 20,6%. Tỷ lệ sinh viên chịu áp lực học tập mức độ cao là 29,1%. Tỷ lệ sinh viên có mức hỗ trợ xã hội chưa tốt chiếm 44,2%. Sinh viên học lớp tiếng Nhật có nguy cơ căng thẳng cảm xúc ở mức độ cao cao hơn so với nhóm sinh viên học lớp tiếng Anh, p < 0,05. Sinh viên có học lực trung bình khá trở xuống có nguy cơ căng thẳng cảm xúc mức độ cao cao hơn so với sinh viên có học lực khá trở lên với p < 0,05. Nhóm sinh viên có áp lực học tập ở mức cao có nguy cơ căng thẳng cảm xúc mức độ cao cao hơn nhóm có áp lực học tập mức độ trung bình và thấp với p <0,05. Nguy cơ căng thẳng cảm xúc mức độ cao của nhóm sinh viên được hỗ trợ xã hội chưa tốt cao hơn so với nhóm sinh viên nhận sự hỗ trợ xã hội tốt với p < 0,05.
Kết luận: Tỷ lệ sinh viên có căng thẳng cảm xúc mức độ cao là 20,6%. Tỷ lệ sinh viên chịu áp lực học tập mức độ cao là 29,1% do đó bản thân sinh viên, nhà trường, gia đình, xã hội cần phối hợp để cải thiện tình trạng căng thẳng cảm xúc cho sinh viên.
#Sinh viên điều dưỡng #căng thẳng cảm xúc #Thái Bình
Kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương động mạch khoeo do trật khớp gối tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức
Nghiên cứu mô tả các bệnh nhân chấn thương động mạch khoeo do trật khớp gối được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 01/2017 đến tháng 07/2019. Có tổng số 21 bệnh nhân, 19/21 là nam giới, tuổi trung bình: 35,6 ± 13. Thời gian thiếu máu chi trung bình 22,4 ± 31,9 giờ. Mất mạch ngoại vi gặp ở tất cả bệnh nhân. 52,4% được phẫu thuật tái lập tuần hoàn bằng ghép đoạn tĩnh mạch hiển. Không có trường hợp nào tử vong, cắt cụt sau mổ. Chấn thương động mạch khoeo do trật khớp gối là tổn thương nặng, đe dọa sự sống còn của chi thể cũng như tính mạng người bệnh. Phẫu thuật cố định xương đồng thời tái lập lưu thông mạch máu cần được thực hiện cấp cứu để đạt được hiệu quả điều trị tối đa
Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái NguyênMục tiêu: Đánh giá nhu cầu chăm sóc của người bệnh và đáp ứng của điều dưỡng đối với các nhu cầu chăm sóc đó tại các khoa lâm sàng. Đánh giá nhận thức và khả năng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng.Xác định các yếu tố tác động tới hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường cáchoạt động chăm sóc và chất lượng chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên người bệnh đang nằm điều trị tại khoa lâm sàng của bệnh viện có thời gian nằm viện 24 giờ trở lên và các điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh, điều dưỡng trưởng khoa tại khoa lâm sàng của bệnh viện.
Kết quả: Có từ 95-96,7% người bệnh có nhu cầu về chăm sóc tinh thần, có từ 42,7-98% người bệnh có nhu cầu chăm sóc về thể chất. Tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng của người điều dưỡng về vấn đề này lại thấp hơn. 96,7% người điều dưỡng nhận thức được vai trò của mình là người chăm sóc cho người bệnh, tuy nhiên mới chỉ có 1,7% người điều dưỡng nhận thức được họ còn có vai trò là người biện hộ. Tỷ lệ điều dưỡng thường xuyên thực hiện chăm sóc tinh thần cho người bệnh đạt từ 63,3-96,7%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc bao gồm: thiếu phương tiện, thiết bị; thiếu thời gian; trình độ chuyên môn yếu.
Kết luận: Nhu cầu chăm sóc của người bệnh là rất lớn, tuy nhiên khả năng đáp ứng được của điều dưỡng còn hạn chế.
#Chăm sóc điều dưỡng #người bệnh